Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng
Hệ thống dịch vụ, liên hệ quảng cáo trên hệ thống của Team Mr Vương 0906.657.659
Tài khoản ngân hàng là điều không thế thiếu đối với mỗi cá nhân cũng như các công ty, doanh nghiệp. Việc mở tài khoản ngân hàng cá nhân có lẽ ai cũng đã từng thực hiện. Nhưng đối vớithủ tục đăng ký tài khoản ngân hàngcho công ty thì không phải ai cũng biết. Việc mở tài khoản ngân hàng khá đơn giản nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tranh chấp pháp lý phát sinh nếu các bên không hiểu rõ ý nghĩa pháp lý. Nhiều công ty vẫn còn vướng mắc về thủ tục này, sau đây Luật Khánh Phong xin đưa ra những lưu ý về thủ tục mở tài khoản ngân hàng để các công ty, doanh nghiệp nắm rõ.
Bài viết mới:
- Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
- Bổ sung thêm mã ngành nghề sản xuất đồ nội thất
- Thủ tục mở tài khoản ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
Tại sao cần mở tài khoản ngân hàng?
Sau khi thành lập doanh nghiệp, việc mở tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp không phải là việc làm bắt buộc. Nhưn đây cũng là một trong những việc nhất thiết phải làm. Bởi lẽ:
- Sử dụng tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp trong giao dịch thể hiện tính chuyên nghiệp của một doanh nghiệp;
- Sử dụng tài khoản ngân hàng giúp việc quản lý thanh toán lương tiện lợi; thanh toán hoặc nhận thanh toán một cách dễ dàng, nhanh chóng;
- Sử dụng tài khoản trong thanh toán giao dịch trên 20 triệu đồng giúp hợp lệ ghi nhận khấu trừ trong kế toán – thuế theo quy định về kế toán thuế.
Đối với một doanh nghiệp mới thành lập, nếu không tìm hiểu trước, thì thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng sẽ gây mất thời gian và phiền phức đi lại để hoàn tất thủ tục với ngân hàng. Vậy đừng bỏ qua các thông tin sau đây:
Thủ tục mở tài khoản ngân hàng
Sau khithành lập công ty, thủ tục phải làm tiếp theo đó là mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng cho Sở kế hoạch và đầu tư.
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng bao gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của Ngân hàng doanh nghiệp muốn đăng ký mở tài khoản
- Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng của công ty;
- Bản sao công chứng giấy đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của chủ tài khoản và kế toán trưởng công ty
Trong đó, chủ tài khoản ngân hàng là người đại diện theo pháp luật của công ty. Nếu chủ tài khoản ngân hàng là người khác thì cần nộp kèm Biên bản họp Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị về việc chỉ định chủ tài khoản ngân hàng với nội dung ủy quyền cho chủ tài khoản của công ty mở tại Ngân hàng.
Hồ sơ được nộp tại ngân hàng mà công ty muốn mở tài khoản.
Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng Công ty với Sở kế hoạch đầu tư
Sau khi thực hiệnthủ tục đăng ký tài khoản ngân hàngtại ngân hàng, công ty cần làm thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng tại sở kế hoạch và đầu tư – nơi công ty đặt trụ sở chính.
Quy trình thực hiện thủ tục này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng;
- Giấy ủy quyền người đi làm thủ tục;
- Giấy tờ chứng thực của người được ủy quyền.
Bước 2: Tiến hành đăng ký qua mạng điện tử
Công ty hãy truy cập website cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia tại : dangkykinhdoanh.gov.vn để nộp hồ sơ scan gồm các thành phần kể trên. Khi việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử thành công thì công ty hãy in giấy biên nhận hồ sơ đã hợp lệ.
Bước 3: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ghi trên thông báo Hồ sơ đăng ký qua mạng hợp lệ, công ty hãy mang toàn bộ hồ sơ nộp cho Sở kế hoạch và đầu tư để nhận Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh
Nếu sau 10 ngày kể từ ngày được cấp tài khoản ngân hàng, công ty thực hiện việc thông báo chậm hoặc không thông báo tài khoản ngân hàng với Sở kế hoạch đầu tư thì công ty sẽ bị xử phạt theo quy định:
- Chậm từ 01 đến 10 ngày: Phạt cảnh cáo nếu có tình tiết giảm nhẹ;
- Chậm từ 01 đến 30 ngày:Phạt hành chính từ 400.000 – 1.000.000 đồng;
- Chậm quá 30 ngày trở lên: Phạt hành chínhtừ 800.000 -2.000.000 đồng
Nếu bạn cần tư vấn vềthủ tục đăng ký tài khoản ngân hànghaytư vấn thành lập công ty, hãy đến với Luật Khánh Phong chúng tôi nhé!