Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?

Hệ thống dịch vụ, liên hệ quảng cáo trên hệ thống của Team Mr Vương 0906.657.659 

  1. Sua cua sat tai nha
  2. Sua cua keo
  3. Thiết kế website
  4. Chữ ký số giá rẻ
  5. Dịch vụ hosting giá rẻ

Trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, khách hàng sẽ cần phải tra cứu nhãn hiệu. Việc tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn sẽ giúp khách hàng đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu. Từ đó quyết định có hay không việc nộp đơn đăng ký.

Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?
Bài viết mới:
  • Quyền sở hữu công nghiệp là gì ? Khái niệm và đặc điểm
  • Dịch vụ Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
  • Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mỹ phẩm

Tra cứu nhãn hiệu là gì?

Tra cứu nhãn hiệu là việc cần làm trước khi nộp đơn đăng ký để xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu trước khi quyết định có nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay không? Việc tra cứu nhãn hiệu hàng hóa trước khi nộp đơn đăng ký là thủ tục rất quan trọng cho chủ sở hữu trước khi đi đến quyết định cuối cùng về việc có đăng ký nhãn hiệu hay không?

Trong bài viết này, tác giả sẽ tư vấn và hướng dẫn thủ tục tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn để khách hàng tham khảo. Trường hợp cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc liên quan, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Kinh nghiệm tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

Hàng năm, số lượng đơn đăng ký thương hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hơn 30.000 đơn đăng ký. Do đó, việc lựa chọn nhãn hiệu để làm sao không tương tự hoặc trùng với những nhãn hiệu đã nộp trước là không hề đơn giản đối với những chủ sở hữu nộp sau.

Để tránh việc nhãn hiệu bị từ chối đăng ký bảo hộ độc quyền, chúng ta cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn.

Có rất nhiều bài học lớn liên quan tới vấn đề này. Doanh nghiệp đầu tư rất nhiều tiền, nhân lực vào việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, khi quay sang vấn đề pháp lý thì thương hiệu đó lại không được các cơ quan thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận cho đăng ký.

Để giải quyết vấn đề này, khi xây dựng và quảng bá thương hiệu, bên cạnh vấn đề marketing, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng tới vấn đề tra cứu trùng lặp nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Quan trọng ở đây khi thiết kế thương hiệu, để tránh trường hợp nhãn hiệu bị tương tự với nhãn hiệu của bên khác, khách hàng cần chủ động trong việc nên ý tưởng, không đi tham khảo các mẫu của các bên khác và làm theo trên cơ sở có thay đổi đôi chút bởi chi cần coi là tương tự nhãn hiệu cũng sẽ bị từ chối. Ngoài ra, để tăng khả năng bảo  hộ cho nhãn hiệu, ngoài phần chữ khi thiết kế nên chọn thêm phần hình để tạo sự khác biệt cho nhãn hiệu.

Các bước tra cứu nhãn hiệu trực tuyến như thế nào năm 2020?

Các bước tra cứu nhãn hiệu trực tuyến như thế nào để có kết quả nhanh và chính xác nhất sẽ được Luật Khánh Phong tư vấn qua các bước sau đây:

Bước 1: Khách hàng tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?
Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?

Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:

Ví dụ: Trong ô nhãn hiệu tìm kiếm sẽ nhập chữ HONDA, nhóm SP/DV sẽ nhập nhóm 12 (nhóm về ô tô, xe máy)

Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?
Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?

Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm, sẽ cho ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp như hình dưới

Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?
Các Bước Tra Cứu Nhãn Hiệu Trực Tuyến Như Thế Nào?

Bước 3: Khách hàng nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (áp dụng đối với nhãn hình) Ví dụ: 06.01

Bước 4: Khách hàng nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV. Ví dụ: 12

Bước 5: Khách hàng click vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu

Sau khi thực hiện lần lượt 04 bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không?

Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu với chuyên viên tại Cục SHTT Việt Nam

Khi tiến hành theo cách này, khách hàng sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền SHTT làm việc với chuyên viên để tiến hành gửi hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên viên, chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục SHTT.

Với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về kết quả tra cứu và có thể đánh giá được trên 90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu để từ đó quyết định có đăng ký hay không?

Lưu ý: Khác với hình thức tra cứu nhãn hiệu sơ bộ nêu trên, hình thức tra cứu này sẽ mất phí tra cứu.

Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?

Mục đích của dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là xem xét nhãn hiệu dự định phát triển và đăng ký có trùng hoặc tương tự với người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không.

Hơn thế nữa với việc tiến hành tra cứu, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được về mặt tài chính mà còn tiết kiệm được cả về cả thời gian (thời gian đăng ký 18 – 24 tháng).

Ví dụ: Khi bạn muốn đăng ký 1 nhãn hiệu và không tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn, bạn đã đầu tư xây dựng hình ảnh cho nhãn hiệu đó và chi phí rất nhiều tiền. Tuy nhiên, sau khi thẩm định nội dung (khoảng gần 2 năm sau khi nộp đơn) Cục SHTT đã ra thông báo từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho bạn với lý do nhãn hiệu của bạn gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó.

Do đó, mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng rất quan trọng và để đảm bảo khả năng đăng ký thành công, trước khi nộp đơn, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu. Luật Khánh Phong cung cấp dịch vụ tra cứu thương hiệu nhanh chóng, chuyên nghiệp. Chỉ trong vòng 03 – 05 ngày làm việc, doanh nghiệp có thể biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình.

Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?

Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:

  • Thông tin về mẫu nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm là tốt nhất)
  • Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký. Ví dụ: Đăng ký cho sản phẩm thời trang, ô tô, xe máy

Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, chúng ta sẽ tiến hành tra cứu theo 1 trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.

Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Luật Khánh Phong

Luật Khánh Phong với đội ngũ Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu là đơn vị được nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn khi có nhu cầu. Bravolaw đại diện sở hữu trí tuệ giúp khách hàng tiến hành việc dịch vụ tra cứu thương hiệu, nhãn hiệu nhanh chóng, chính xác. Từ đó khách hàng sẽ quyết định việc có nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hay không? Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu chúng tôi sẽ thực hiện như sau:

  • Tư vấn thiết kế nhãn hiệu cho khách hàng để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
  • Tư vấn lựa chọn mẫu nhãn hiệu sau khi tiết kế để chọn 1 mẫu nhãn hiệu ấn tượng, độc đáo nhất;
  • Tư vấn phân nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu sẽ đăng ký để tối đa được quyền cho khách hàng;
  • Tư vấn cách tra cứu nhãn hiệu, tiến hành tra cứu sơ bộ trước khi tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng;
  • Tư vấn cách sửa đổi nhãn hiệu sao cho có khả năng đăng ký trong trường hợp nhãn hiệu sau khi tra cứu cho thấy có thể không đăng ký được do gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác;

Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu và được các Luật sư của Khánh Phong đánh giá nhãn hiệu tra cứu có khả năng đăng ký, khách hàng có thể ủy quyền cho Luật sư của Công ty Luật Khánh Phong thay mặt khách hàng nộp đơn đăng ký hoặc khách hàng cũng có thể trực tiếp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu thành công?

Sau khi tra cứu nhãn hiệu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để có ngày ưu tiên sớm nhất, trước khi nộp đơn đăng ký, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của cơ quan chức năng – Số lượng 02 tờ khai
  • 05 Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Khánh Phong (áp dụng khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Khánh Phong)
  • Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có và áp dụng cho từng trường hợp cụ thể)

Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Luật Khánh Phong

Trường hợp được khách hàng ủy quyền, chúng tôi sẽ thực hiện những công việc sau đây:

  • Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
  • Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sở tranh tụng khi cần thiết
  • Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác;
  • Tư vấn lập hợp đồng Lixang nhãn hiệu cho tổ chức cá nhân khác nêu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.

Khi có nhu cầu dịch vụ tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu, khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Khánh Phong qua Hotline: 1900.6296 để được chuyên viên tư vấn và trải nghiệm dịch vụ nhé!

Bài viết tham khảo: 
 
 
Thông tin liên hệ 
Thành lập công ty giá rẻ HCM 
Địa chỉ: 143 đường Nguyễn Ảnh Thủ ( HT06), P Hiệp Thành, Quận 12, TP. HCM.
Chi nhánh hóc môn: 113 Phạm Thị Giây, Xã Thới Tam Thôn, Hóc Môn.
Chi nhánh Tân Bình: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Tân Bình, TpHCM.
Email: tranlan.tanthueviet@gmail.com
 
 
Chúc bạn thành công!
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ 0906.657.659 để mua thông tin này!